TRUNG
TÂM Y TẾ GIA VIỄN
TRẠM Y TẾ XÃ GIA HƯNG
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
Gia Hưng, ngày 17 tháng 9 năm 2024
|
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT
Sau lũ lụt, việc đảm bảo vệ sinh môi trường là
việc làm vô cùng quan trọng nhằm diệt trừ mầm bệnh, không cho mầm bệnh phát tán
ra môi trường, giữ cho môi trường sống sạch sẽ, giảm thiểu nguồn lây bệnh,
tránh bùng phát các dịch bệnh lớn và nguy hiểm như tiêu chảy, tả, lỵ, thương
hàn, tay chân miệng….
Ngập lụt do mưa lớn kéo dài ở nhiều địa phương
đã làm vi sinh vật gây bệnh từ đất, bụi, rác cùng chất thải, cống thải, công
trình vệ sinh, chuồng trại hòa vào nước khiến môi trường bị ô nhiễm và phát tán
mầm bệnh đồng thời ngập úng, nước đọng tạo điều kiện thuận lợi để muỗi phát
triển, nhất là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Cũng trong thời điểm này, xác
động vật và gia súc, gia cầm lẫn vào rác thải làm tăng mật độ ruồi, nhặng.
Trong và sau mưa lũ, lụt, vô số vi sinh vật
(cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng
nước, làm ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Thực tế đã chứng minh
rằng ở các vùng, miền sau mưa lũ, bệnh về đường ruột (tả, thương hàn, tiêu chảy
do Rotavirus), đặc biệt là các bệnh như: như cúm, sốt xuất huyết, tay chân
miệng, đau mắt đỏ… thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ làm lây lan
mầm bệnh tạo thành dịch nguy hiểm. Vì thế, người dân cần cẩn trọng với dịch
bệnh sau mưa lũ.
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa
mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện
pháp sau:
- Chủ động tiêm vắc xin để “chặn đứng” nguy cơ
nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Đảm bảo lựa chọn và chế biến thực phẩm an
toàn, hợp vệ sinh, luôn “ăn chín, uống sôi”.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và
sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và
lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
- Tiêu diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi
bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn,
loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để
không cho muỗi đẻ trứng.
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Vệ sinh thau rửa bể nước, giếng nước, dụng
cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng
dẫn của nhân viên y tế.
-Thực hiện nguyên tắc “nước rút tới đâu, vệ
sinh tới đó”, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y
tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến
khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, việc thu gom, chôn lấp và khử trùng
xác động vật theo đúng quy trình an toàn làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường,
tránh làm phát sinh các mầm bệnh lây truyền cho con người. Trong điều kiện thời
tiết khắc nghiệt, động vật có thể bị chết do đuối nước (lũ lụt) hoặc không có
nước uống (hạn hán, xâm nhập mặn).
Thu gom, phân loại và xử lý rác đúng quy
trình. Dọn sạch bùn, đất, rác thải tràn ngập ngay sau khi nước rút. Khơi thông
cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang bụi rậm, quét dọn và vệ sinh nhà
cửa sạch sẽ, gọn gàng sẽ làm mất chỗ trú ẩn, sinh sôi của các côn trùng truyền
bệnh. Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật
nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.
Để giảm thiểu những hậu quả
nặng nề cho sức khỏe con người trong điều kiện lũ lụt thì mỗi cá nhân, gia
đình, cộng đồng cần chung tay thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ
sinh môi trường
|
TRẠM Y TẾ GIA HƯNG
TRẠM TRƯỞNG
Đã ký
Đinh
Khắc Hòa
|