Mỗi khi Tết đến, Xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, lòng mỗi người phới phới đón mùa Xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác.
Lẽ thường, mùa Xuân là mùa
bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ
không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi,
kèm theo có những cơn mưa Xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây
xanh, trồng cây vào mùa Xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Năm
mới Nhân Dần trong bối cảnh còn nhiều khó khăn với những diễn biến của dịch
bệnh covid – 19 rất phức tạp, cán bộ và nhân dân xã Gia Hưng vẫn quyết tâm thực
hiện tết trồng cây mùa xuân.
Sáng
ngày 10/2/2022 Cán bộ và nhân dân trong xã đã trồng 1.000 cây xanh, trong đó có
đoạn đường Vua Đinh trồng 60 cây bàng và giao cho hội LHPN xã quản lý và chăm
sóc đường cây.
Về
dự lễ trồng cây: Về phía Huyện: Đ/c Lưu Thị Huyền Phó bí thư huyện ủy, đ/c Bùi
Hoàng Hải, HUV - Tránh văn phòng HĐND – UBND huyện, đ/c Lê Đức Bình - Phó ban tuyên giáo huyện; đ/c Đinh Anh Mỵ - Chủ tịch hội LHPN huyện; các đ/c trong
thường vụ hội phụ nữ huyện; công an huyện.
Về
phía xã có Đ/c Đặng Văn Đông - Bí thư BCH Đảng bộ xã;
Đ/c Nguyễn Văn Minh PBT – Chủ tịch HĐND xã; Đ/c Đinh Khắc thủy PBT – Chủ tịch
UBND xã cùng các đ/c trong
TV Đảng ủy, trưởng các ban nghành đoàn thể trong xã; Bí thư, Xóm trưởng 13 xóm,
Hiệu trưởng 3 trường, trưởng trạm y tế xã và BCH phụ nữ xã.
Toàn cảnh trong lễ phát động trồng cây năm Nhâm Dần 2022
Hòa trong không khí
đầy vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu năm mới, Nhâm Dần huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình nói chung, xã Gia Hưng nói riêng lại nhớ tới lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng
ngày càng xuân”. Từ lời kêu gọi năm xưa của Người, đến nay, Tết trồng cây đã
trở thành nét đẹp, một truyền thống nhân văn của dân tộc Việt
Nam.
"Mùa xuân là Tết
trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Bác Hồ chỉ rõ "Nước
ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn.
Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân".
"Như vậy trồng cây không tốn kém mà lợi ích rất nhiều". “Cây cũng như
người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, cần hướng dẫn nhân dân
trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”. Vì vậy, cứ mỗi độ tết đến
xuân về, Bác đi thăm và tham gia trồng cây với người dân. Người đặc biệt lưu ý
phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trồng cây gây rừng, “trồng
cây nào, chắc cây ấy”. Người còn lưu ý: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ
một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch
kinh tế lâu dài và liên tục…”, “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào
quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của
nó”.
Có
thể thấy, những lời căn dặn của Người về “Tết trồng cây” là bài học lớn
của Bác để lại cho thế hệ sau về cách sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ tài
nguyên môi trường, về phát triển bền vững, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước nhưng phải luôn giữ được màu xanh cây cỏ, vì chất lượng cuộc sống của người
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi xa, đất trời đã bước vào nhiều mùa
xuân mới. Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta
gìn giữ và phát triển, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi
trọc luôn được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều
hành động cụ thể. Thực hiện lời dạy và phong trào Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ
Chí Minh phát động, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân
trong toàn xã Gia Hưng luôn tích cực hưởng ứng “Tết trồng cây” và phát triển thành mùa
xuân trồng cây. Tất cả các xóm trên địa bàn xã đều tham gia “Tết trồng cây”; các cơ
quan, đơn vị ở
địa phương đã vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân, thanh niên, học sinh hưởng
ứng bằng việc tham gia trồng cây nơi công sở, trường học, nhà văn hóa thôn… góp
phần làm đẹp cảnh quan, tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Từ lâu, câu thơ
của Bác Hồ đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim con người Việt Nam,
kể từ đó cho tới nay, đã thành một truyền thống tốt đẹp, mỗi dịp Xuân về là
“Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang
lại giá trị thực tiễn, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, nhất là trong
tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi xa, nhưng những lời căn dặn của Người vẫn còn
nguyên giá trị, tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân
dân ta gìn giữ và phát triển. Những ngày đầu xuân Nhâm Dần 2022, kỉ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
chúng ta càng thấm nhuần hơn ý nghĩa to lớn từ phong trao “Tết trồng cây” do
Bác Hồ phát động. Thiết nghĩ, “Tết trồng cây” theo tư tưởng của Bác Hồ sẽ
mãi mãi là động lực to lớn, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hăng hái,
nhiệt tình, ra sức trồng cây, trồng rừng, góp phần làm cho đất nước ta ngày
càng giàu đẹp, mãi mãi xanh tươi, đời đời thịnh vượng./.
Bài - Ảnh: Đinh Xuân CC
VHXH
NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG LỄ
TRỒNG CÂY
Toàn cảnh trong lễ trồng cây
Đ/c Đinh Khắc Thủy; PBT - Chủ tịch UBND xã, Khai mạc phát động trồng cây
Đ/c Lưu Thị Huyền - Phó bí thư huyện ủy; đ/c Bùi Hoàng Hải, HUV - Tránh văn phòng HĐND – UBND huyện, Cùng các đ/c Cán bộ Huyện ; các Đ/c lãnh đạo xã và cán bộ; nhân dân trong xã trồng cây
Đ/c Lưu Thị Huyền - Phó bí thư huyện ủy; đ/c Bùi Hoàng Hải, HUV - Tránh văn phòng HĐND – UBND huyện,
Cùng các đ/c lãnh đạo xã trồng cây.