Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 hàng năm là ngày lễ kỷ niệm quan
trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn dân
ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sỹ,
những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết
ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ.
Sau khi
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi
chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm
lược nước ta thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và
âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách
mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn
đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong
cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã vĩnh
viễn nằm lại chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và
các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng
chưa trọn một ngày.
Chiều
ngày 28-5- 1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan
trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.
Chiều
ngày 11-7-1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho
chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “ mùa đông chiến sĩ”. Tại đây,
Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.
Ngày 19-12-1946, kháng chiến Toàn quốc bùng
nổ, chiến tranh lan ra nhiều vùng, số người bị thương, bị hy sinh tăng lên. Đời
sống của chiến sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và
Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh
liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của các gia đình chính
sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.
Tháng 6-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh,
Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin
tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ- Thái Nguyên. Nội dung cuộc
họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ
và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí
lấy ngày 27-7-1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.
Ngày
27-7-1947, một cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại Thái Nguyên (có
2000 người tham gia). Tại đây Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ
Tịch. Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của
nhân viên trong Phủ Chủ tịch.
Từ
năm 1947, ngày Thương binh được tổ chức thường kỳ hàng năm. Năm nào vào dịp
này, Hồ Chủ Tịch cũng có thư và quà gửi anh chị em thương binh và các gia đình
liệt sĩ.
Tháng
7- 1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt
quan tâm giải quyết vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh.
Và từ năm 1955, ngày 27-7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh-Liệt
sĩ.
Kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sỹ
27/7 là cơ hội tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân
tộc; tạo phong trào cho tuổi trẻ và nhân dân tham gia
giúp đỡ, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách
mạng. Thông qua các hoạt động nhằm giáo dục
truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của
tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Cán bộ, chiến sỹ
và mỗi người dân Việt Nam lại vô cùng xúc động, tưởng nhớ đến các anh
hùng, liệt sỹ đã hy sinh, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh đã hy
sinh xương máu của mình, tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Vì Tổ
quốc, vì nhân dân, rất nhiều người con của dân tộc, trong đó có những người
tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư,
những giảng đường đại học để lên đường tranh đấu vì độc lập, tự do và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Biết bao người đã để lại một phần thân thể, đã hy
sinh máu xương vì lý tưởng cao đẹp, như anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ,
bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã viết: “Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản,
tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn
hào quang của lòng tin tưởng …”.
Hàng năm,
cứ đến ngày 27-7, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước ta luôn dành những tình
cảm thiêng liêng nhất để tưởng nhớ, biết ơn những thương binh, liệt sĩ đã hy
sinh xương máu của mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, để cho mỗi chúng ta có được cuộc sống thanh bình và hạnh phúc ngày hôm
nay.
Nhân
kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947– 7/7/2012), chúng ta ôn lại
sự ra đời của Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, để tuyên truyền cho thế hệ trẻ về
truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, cũng như sự quan tâm sâu sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các
đối tượng Thương binh Liệt sĩ và người có công với Cách mạng từ trước đến nay. Đảng bộ
và chính quyền địa phương xã Gia Hưng xin
gửi tới mẹ Việt nam anh hùng, các gia đình
liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, người có
công với cách mạng lòng biết ơn sâu
sắc nhất , tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ,
hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng nhân dân trong xã tổ chức thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ, xây dựng xã nhà vững mạnh toàn diện, xứng
đáng quê hương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.
Tăng
cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý "Uống nước nhớ
nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu
sắc của dân tộc.
Phát huy tinh thần
"gia đình cách mạng gương mẫu" góp phần giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế.
Kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Gia Hưng tổ
chức lễ dâng hương tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã nhà.
Thời gian tổ chức lễ dâng hương vào hồi 08 giờ sáng, ngày 26/ 7/ 2021.
Địa điểm tổ chức lễ dâng hương tại nhà bia tưởng niệm xã Gia Hưng.
Vậy kính mời toàn thể cán bộ Đảng viên, các gia đình liệt sỹ, các thương
bệnh binh, người có công với cách mạng và toàn thể nhân dân về dự lễ dâng
hương, để buổi lễ được trang trọng, đời đời biết ơn các anh hùng liệt sỹ.